Skip to content Skip to footer

Hủ tiếu khô

23,000.00 exc. VAT

Tên sản phẩm: Hủ tiếu khô
Hủ tiếu là món ăn ưa chuộng ở Nam Bộ ra đời từ sự giao thoa văn hóa ẩm thực của ba dân tộc Kinh, Hoa và Khơme. Ngoài nước lèo phải ngon ra thì sợi hủ tiếu là thành phần quan trọng nhất làm nên món ăn ngon và đặc sắc.

Quy cách: Bịch 400gram

Description

Để có những sợi hủ tiếu tươi ngon là cả một kỳ công cũng như kỹ năng tuyệt vời của người thợ. Sợi hủ tiếu vừa thơm, vừa dai hòa quyện cùng nước dùng sóng sánh, ngon ngọt tạo nên món ăn tuyệt vời. Cùng tìm hiểu quy trình sản xuất hủ tiếu truyền thống nhé.

Nguyên liệu trong quy trình sản xuất hủ tiếu truyền thống
Gạo có thành phần tinh bột là amylose và amylopectin, cả hai thành phần này đều có khả năng hồ hóa ở nhiệt độ 60 – 90 độ C và tạo màng tốt khi hồ hóa.
Tinh bột gạo có khả năng hút nước và phục hồi lại cấu trúc sau khi làm khô khi ngâm vào nước nóng 50-60 độ C.
Ngoài ra, thành phần amylose trong bột cũng có khả năng tạo sợi góp phần hình thành sợi hủ tiếu.
Gạo sử dụng trong sản xuất hủ tiếu truyền thống thường là gạo tẻ cũ. Loại gạo này chứa hàm lượng amylose cao, giúp tạo sợi dễ dàng hơn. Ngoài ra hàm lượng amylopectin thấp còn hạn chế được tình trạng dính bánh khi trải trên mặt lưới.

Bước 1: Ngâm
Giúp hạt gạo mềm, dễ xay mịn. Trong khi ngâm, nước sẽ ngấm vào hạt gạo (hydrat hóa) làm mềm hạt gạo. Điều này sẽ giúp gạo dễ xay hơn. Thời gian ngâm 1-2 giờ ở nhiệt độ thường. Thời gian ngâm thích hợp giúp hạt gạo nở tốt và tránh hiện tượng lên men chua.

Bước 2: Xay
-Giải phóng các hạt tinh bột trong gạo, chuyển khối gạo thành khối đồng nhất và mịn.
-Quá trình tráng được dễ dàng.và bề mặt của bánh được mịn. Khả năng hút nước đồng đều khi nấu sau này.
-Tỉ lệ bổ sung nước khi xay là 1:1

Bước 3: Lọc
Sau khi xay ta sẽ thu được bột gạo.

Do tỉ lệ nước bổ sung khi xay khác với tỉ lệ pha bột để tráng bánh và thường không đều giữa các mẻ, nên ta cần lọc để lấy lại tinh bột. Các hạt tinh bột thường có xu hướng kết tụ với nhau làm nghẹt và kéo dài thời gian lọc, nếu sản xuất với lượng lớn ta nên dùng cách lắng và gạn nước.

Bước 4: Khuấy
Pha bột với nước theo tỉ lệ nhất định.
Pha bột là một quá trình quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hủ tiếu. Khi quá trình hồ hóa xảy ra, tinh bột sẽ hút nước để trương nở và hình thành cấu trúc mạng. Nếu cho nước quá ít, tinh bột không đủ nước để trương nở sẽ làm hủ tiếu bị cứng, khi phơi khô các hạt tinh bột mất nước không đều nhau sẽ làm hủ tiếu bị đứt, gãy. Nếu cho nước quá nhiều khi hồ hóa, các hạt tinh bột nở quá lớn, làm cho màng bở, không dai, không thể cắt sợi. Người ta thường bổ sung bột khoai mì, bột năng cung cấp thêm amylopectin, làm tăng độ dai. Bổ sung muối tăng khả năng giữ nước… tùy vào nhà sản xuất. Ngoài ra, các nhà sản xuất lớn thường bổ sung CMC và Ultrabind để giúp chống gãy, chống bở cho sợi hủ tiếu.

Bước 5: Tráng
Quá trình hình thành cấu trúc màng của tinh bột gạo. Bột sau khi được hòa với nước ở tỉ lệ nhất định sẽ được tráng lên mặt vải.
Mặt vải này đặt trên một nồi nước sôi để cung cấp nhiệt cho tinh bột hồ hóa. Sau đó đậy nắp nồi, nấu khoảng 2 phút rồi dùng thanh tre mỏng lấy lớp bánh lên. Ở nhiệt độ 70 – 90oC các phân tử tinh bột sẽ trương nở, dàn phẳng ra, sắp xếp và tương tác trực tiếp với nhau bằng liên kết hydro hoặc gián tiếp qua phân tử nước hình thành nên cấu trúc màng. Ngoài ra, các mạch tinh bột cũng có thể liên kết với protein có trong gạo và bột khoai mì giúp tăng cường độ bền chắc của cấu trúc màng. Lớp màng bột nên có độ dày khoảng 1mm, nếu quá dày sẽ khó phơi khô và dễ đứt gãy do các lớp tinh bột giãn nở không đều.

Bước 6: Phơi lần 1
Quá trình làm khô sẽ làm ráo và cố định hình dáng bánh, giúp tạo sự thuận tiện cho quá trình cắt. Khi phơi, phần tinh bột phía ngoài bánh sẽ mất nước, khô lại, các phân tử tinh bột sẽ liên kết với nhau chặt hơn làm tăng độ dai của bánh.Thời gian phơi trên vĩ khoảng 3 giờ.

Bước 7: Cắt sợi
Tạo hình sợi cho hủ tiếu. Bánh hủ tiếu sau khi phơi khô được đem cắt sợi bằng máy cắt. Đường kính sợi hủ tiếu được điều chỉnh là 1mm.

Bước 8: Phơi Khô
Làm khô sẽ giảm lượng nước trong bột, ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Giúp kéo dài thời gian bảo quản cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển. Ngoài ra, sợi hủ tiếu được quấn tròn lại nhằm giảm diện tích, dễ chuyên chở, hạn chế đứt gãy.

Cách sử dụng:

► Hủ tiếu tươi:
– Đun nồi nước sôi 100°C.
– Cho vắt hủ tiếu vào ngập trong nước sôi 100°C đun trong vòng 7 phút
– Đổ hủ tiếu ra 1 cái rổ và xả lại bằng nước lạnh.
– Dùng hủ tiếu với nước lèo.

► Hủ tiếu xào:
– Đun nồi nước sôi 100°C.
– Cho vắt hủ tiếu vào ngập trong nước sôi 100°C đun trong vòng 4 phút.
– Đổ hủ tiếu ra 1 cái rổ và xả lại bằng nước lạnh, để ráo.
– Chuẩn bị chảo nóng, cho vào một ít dầu ăn, dùng các loại thịt tùy thích như gà, heo, bò, rau, cải nấm, hải sản.
– Xào hỗn hợp cho chín đều trong vài phút.
– Cho hủ tiếu đã trụng để ráo vào xào đều với hỗn hợp thịt, rau, và hải sản cho đến khi bánh phở thấm đầu, nêm gia vị cho vừa ăn là có thể dùng được ngay.